Bến Tình Yêu
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Bến Tình Yêu

Nơi gặp gỡ giao lưu của những tâm hồn cô đơn trên bến tình yêu
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

  CÁCH LÀM THƠ

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 85
Join date : 30/09/2012

 CÁCH LÀM THƠ Empty
Bài gửiTiêu đề: CÁCH LÀM THƠ    CÁCH LÀM THƠ Icon_minitimeSun Jan 22, 2017 8:27 pm

CÁCH LÀM THƠ

Sưu tầm được cách làm thơ, xin biếu các bác một vài ý niệm để chúng mình “dễ dàng” trở thành một “thi sĩ” trong “chòi thơ” và...chung vui cùng mọi người...

LỤC BÁT: (thơ 6 chữ và 8 chữ)

..............Chữ thứ 2........chữ thứ 4..........Chữ thứ 6.........Chữ thứ 8

Câu 1...........B... ..................T.......................B
Câu 2...........B......................T.......................B……………….B

.... và thường thường theo thứ tự ... chữ thứ 6 của câu Lục vần với chữ thứ 6 của câu Bát và chữ thứ 8 của câu Bát này vần với chữ thứ 6 của câu Lục kế tiếp ...cứ như vậy cho đến khi hết bài thơ ....

Xin mở ngoặc ở đây:
Vần TRẮC : gồm những chữ có dấu sắc (') hỏi (?) ngã (~) và nặng (.)
Vần BẰNG : gồm những chữ không có dấu và dấu HUYỀN (`)

Ví dụ:

Ước gì anh hóa thành kèn
Còn em nghệ sĩ thổi kèn toe toa
Giá mà em hoá thành hoa
Anh làm con bướm lượn ra lượn vào

Câu LỤC 6 chữ:
- Chữ thứ 2: GÌ (vần bằng)
- Chữ thứ 4: HÓA (vần trắc)
- Chữ thứ 6: KÈN (vần bằng)
Câu BÁT 8 chữ:
- Chữ thứ 2: EM (vần bằng)
- Chữ thứ 4: SĨ (vần trắc)
- Chữ thứ 6: KÈ N ( vần bằng)
- Chữ thứ 8: TOA (vần Bằng)

THƠ THẤT NGÔN: 7 chữ

- Thơ Thất ngôn bát cú (Bảy chữ và tám câu)
- Thơ song thất lục bát (Hai câu đầu 7 chữ, câu 3 có 6 chữ và câu 4 có 8 chữ).....v..v.v....

Thơ bảy chữ, chữ cuối của câu đầu vần với chữ cuối của câu 2 và 4, và có luật bằng trắc như sau:

..............Chữ thứ 2...........chữ thứ 4..........Chữ thứ 6

Câu 1..............B... ..................T.......................B
Câu 2..............T......................B.......................T
Câu 3..............T......................B.......................T
Câu 4..............B......................T.......................B

Chữ B là vần bằng gồm những chữ không dấu và dấu huyền
Chữ T là vần trắc gồm những chữ có dấu Sắc, hỏi, ngã & nặng
sau đây là ví dụ:

Ta về như tiếng kêu đồng mơ
Để mãi cho anh nỗi thẫn thờ
Rượu đỏ tình tan bình rạn vỡ
Còn gì thương tiếc mối tình thơ

Những chữ mơ, thờ, thơ âm vần với nhau.

Ta VỀ như TIẾNG kêu ĐỒNG mơ (1)
.......B..........T...............B.......b
Đề MÃI cho ANH nỗi THẪN thờ (2)
....... T...........B...........T....b
Rượu ĐỔ tình TAN bình RẠN vỡ (3)
........ T.......... B............T......t
Còn GÌ thương TIẾC mối TÌNH thơ (4)
.........B.............T............ B.....b

Hay là ngược lại

Câu 1...........T... .................B.......................T
Câu 2...........B.....................T.......................B
Câu 3...........B.....................T.......................B
Câu 4...........T.....................B.......................T

Mộng ước trăm năm đã nhạt mơ
Vầng trăng ngày đó hết còn mơ
Phố khuya hiu hắt đèn mờ ảo
Bến vẳng đêm nay có kẻ chờ

Những chữ mơ, mơ, chờ âm vần với nhau.

Mộng ƯỚC trăm NĂM đã NHẠT mơ (1)
...........T.............B..........T......b
Vầng TRĂNG ngày ĐÓ hết CÒN mơ (2)
.............B..............T..........B.....b
Phố KHUYA hiu HẮT đèn MỜ ảo (3)
...........B............T..........B...t
Bến VẮNG đêm NAY có KẺ chờ (4)
.........T..............B.........T....b

Câu 1 và 4 giống nhau, có vần bằng trắc ở các chữ 2, 4 và 6
Câu 2 và 3 giống nhau, có vần bằng trắc ở các chữ 2, 4 và 6

Còn thêm luật trắc bằng, trắc bằng như sau:

Một đời được mấy điều mong ước
Núi lở sông bồi đã mấy khi
Lịch sử ngơi đi nhiều tiếng động
Mười năm, cổ lục đã ai ghi
(Trong bài Ta Về của Tô Thùy Yên)

Nửa đêm khó ngủ cũng muốn khều
"Này nọ" rồi thì ... thân già tiêu
Sáng sau đâu sức đi cày tiềp
Đành kiếm bia "tu" giấc phiêu diêu
(Trong NỖI LÒNG NGƯỜI TU BIA của ccNN)

Thoáng hiện em về trong đáy ...mõ
Mười năm lốc côc cũng bằng không
Em về xô nước quay dòng cuộn
Thuyền tình Bát Nhã hút theo dòng
(Trong Thân gởi Sa Di Vũ Quyên của SR)

Lật vội từng trang Bát Nhã kinh
Tâm trí ngổn ngang bóng với hình
Một cõi Ta Bà sinh với tử
Giấc mộng Liên Hoa ta với tình
(Trong Nỗi lòng của LHC)

Thơ Thất ngôn bát cú (Bảy chữ và tám câu)

Thất ngôn đơn giản là thể thơ gồm bốn câu mỗi đoạn, và mỗi câu được mang bảy chữ, được sắp theo luật như sau:

Bốn câu được chia thành hai cặp:
Một cặp mang thanh x T x B x T x (trắc, bằng, trắc)
Một cặp mang thanh x B x T x B x (bằng, trắc, bằng)

Hai cặp này có thể đặt xen kẽ, hoặc đối xứng tùy ý, miễn sao nghe êm tai là được. Trong từng câu, những chữ mang thanh trắc bằng bắt buộc phải là các chữ 2, 4, và 6 của mỗi câu. Như vậy chữ thứ 2 và thứ 6 luôn mang cùng một thanh còn chữ thứ 4 thì ngược lại theo đúng luật thơ.

Bài thơ được bắt đầu bằng 2 cách sau:

1 2 3 4 5 6 7
1. x T x B x T B
2. x B x T x B B
3. x B x T x B T
4. x T x B x T B

Ở chốn Vân đồn có bác Thăng (Thắng)
Dám ví von chi, chữ nào bằng
Ái da, bác ngại em ra sức,
Chỉ sợ bác hay ấy, thẳng băng

Hoặc là:

1. x B x T x B B
2. x T x B x T B
3. x T x B x T T
4. x B x T x B B

Tôi đây muốn tập viết bài thơ
Luật đòi bảy chữ khó nào ngờ
Ngồi viết bài thơ gần tắt thở.
Làm sao mà khó vậy trời ơi!
*Chữ thứ 7 ở các câu 1, 2, và 4 phải cùng vần với nhau.

Sau đây là hai khổ Thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt:

Ta nốc wine vào mãi chẳng điên
Chỉ mong tan biến hết ưu phiền
Tình tan, tình lạc, tiền thì hết...
Rượu ngấm ta say sướng hóa tiên

I-Á-Xi-Ti (ERCT) Diễn Đàn hay
Ai thời muốn học vào làm ngay
Để ươm hạt giống vườn thơ tiếu
Sảng khoái tiếng cười, thơ mãi bay...

Còn bài thơ Đánh Đu của Hồ Xuân Hương sau đây là bài thơ Đường Luật.

Ðánh Ðu

Tám cột khen ai khéo khéo trồng,
Người thì lên đánh, kẻ ngồi trông.
Trai đu gối hạc khom khom cật,
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.
Bốn mảnh quần hồng bay phất phới.
Hai hàng chân ngọc duỗi song song.
Chơi xuân ai biết xuân chăng tá!
Cột nhổ đi rồi, lỗ bỏ không.
(Hồ Xuân Hương)

Thơ Đường luật là 2 khổ thơ Tứ tuyệt ghép lại cho nên không được viết rời ra. Cái khó của thơ Đường luật là các câu 3 và 4 đối với nhau và các câu 5 và 6 cũng đối với nhau.

Thơ Đường được bắt đầu từ bên Trung Hoa, thời nhà Đường bên Trung Hoa rất xem trọng các văn hào, và cũng vì lẽ đó nên các quan trong triều bắt buộc phải biết làm thơ, cho nên trong thơ nhà Đường có rất nhiều thi sĩ nổi tiếng. Đặc biệt hơn nữa, các thi hào thời nhà Đường đã phát triển một lối làm thơ riêng biệt mà ngày nay chúng ta được biết là thơ Đường.

Thơ Đường còn được gọi là "Đường Thi Thất Ngôn Bát Cú" tạm dịch là Đường thơ bảy chữ tám câu. Tám câu này được phân ra thành bốn cặp không tách rời ra (cặp là hai câu giống nhau theo luật bằng trắc).

Bố cục bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật là một bài thơ gồm 8 câu và mỗi câu có 7 chữ. Được bắt đầu bằng hai cách mở đầu T-B-T hoặc B-T-B như đã đề cập ở trên:

-câu 1 và 2 là 2 câu Đề: mở ra vấn đề về bài thơ
-câu 3 và 4 là 2 câu Thực: giải thích về vấn đề
-câu 5 và 6 là 2 câu Luận: bàn luận về vấn đề
-câu 7 và 8 là 2 câu Kết: kết luận lại vấn đề bài thơ.

*các câu Thực và Luận phải đối nhau
*trình bày phải liền 8 câu chứ không tách rời làm 2 khổ thơ 4 câu như Tứ tuyệt
*chữ thứ 7 ở các câu 1, 2, 4, 6, 8 phải vần với nhau

Điểm khó nhất trong Đường Thi là câu số ba và câu số bốn, bởi vì hai câu này được gọi là hai câu THỰC và hai câu năm và câu sáu là hai câu LUẬN.... hai cặp câu này luôn luôn đối nhau, danh từ đối danh từ, động từ đối động từ, tính từ đối tính từ, quan trọng hơn cả là hai cặp câu này phải Ý đối Ý.

Cũng giống như Thất Ngôn Tứ Tuyệt, luật bằng trắc trong Đường Thi áp dụng cho những chữ 2, 4, và 6 trong mỗi câu; đặc biệt, những chữ 7 (chữ cuối của mỗi câu) cũng phải theo luật bằng trắc (B=bằng, T=trắc).

Nếu mở đầu bài thơ bằng T B T (luật trắc) thì bài thơ sẽ theo luật như sau:

câu 1: x T x B x T b (vần)
câu 2: x B x T x B b (vần)
câu 3: x B x T x B t
câu 4: x T x B x T b (vần)
câu 5: x T x B x T t
câu 6: x B x T x B b (vần)
câu 7: x B x T x B t
câu 8: x T x B x T b (vần)

Nếu mở đầu bài thơ bằng B T B (luật bằng) thì bài thơ sẽ theo luật như sau:

câu 1: x B x T x B b (vần)
câu 2: x T x B x T b (vần)
câu 3: x T x B x T t
câu 4: x B x T x B b (vần)
câu 5: x B x T x B t
câu 6: x T x B x T b (vần)
câu 7: x T x B x T t
câu 8: x B x T x B b (vần)

Điểm cao nhất của Đường Thi là có thể HỌA THƠ với người khác, nghĩa là sẽ dùng lại tất cả những mang VẦN của bài thơ muốn họa tức là bài thơ của người đầu tiên (thường được gọi là bài Xướng Thi) để diễn tả theo ý thơ của mình.

Ví dụ:

Vườn ươm thơ tiếu thật là hay
Trai gái học thơ rộn cả ngày
Mấy chú chim con vào muốn đậu
Vài cô bướm nhỏ tới thèm bay
Trẻ thì ham học thơ không chán
Già lại mải chơi họa vẫn say
Thơ tiếu vườn ươm đang nảy lộc
Đơm hoa kết trái trong xuân này.
(Vô Danh)

Khi Họa lại một bài thơ Đường luật thì có cách họa xuôi hoặc ngược những chữ vần trong bài Xướng. Nội dung có thể khác nhưng 5 chữ Vần bắt buộc phải có. Các bác tham khảo bài họa Ngược vần:

Chả ở đâu bằng Dê Đế này (Diễn Đàn)
Vũ Quyên hay lắm khối người say!
Ex-ryu cờ lấp chim đua hót (club)
Toàn”quán” xin mời bướm lượn bay
Thơ nhạc tưng bừng vang sớm tối
Tâm Thiền đông đúc “vọng” đêm ngày (?)
Trai già, trai trẻ cùng đo bút
Tình nghĩa ex-ryu sẽ mãi bay

Cầu chúc các bác yêu thơ, mong muốn làm thơ thành công.

Mai Văn Hào - Exryu Úc Châu
Về Đầu Trang Go down
https://bentinhyeu.forumvi.com
 
CÁCH LÀM THƠ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bến Tình Yêu :: Vườn thơ Tình Yêu :: Luật Thơ-
Chuyển đến