Bến Tình Yêu
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Bến Tình Yêu

Nơi gặp gỡ giao lưu của những tâm hồn cô đơn trên bến tình yêu
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 ĐƯỜNG LUẬT (THẤT NGÔN BÁT CÚ)

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 85
Join date : 30/09/2012

ĐƯỜNG LUẬT (THẤT NGÔN BÁT CÚ) Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐƯỜNG LUẬT (THẤT NGÔN BÁT CÚ)   ĐƯỜNG LUẬT (THẤT NGÔN BÁT CÚ) Icon_minitimeTue Apr 29, 2014 4:14 pm

ĐƯỜNG LUẬT (THẤT NGÔN BÁT CÚ)





Đường Luật là một loại thơ cổ. Các thi sĩ Việt Nam ngày xưa thường hay sáng tác theo thể loại này.

Thơ Đường Luật  (Có tám câu, mỗi câu có bảy chữ ) tuân theo các quy định về luật Bằng Trắc , luật Đối Ngẫu và Vần, Nói chung là Niêm Luật.



·                  Luật Bằng Trắc



Bằng là những từ có dấu huyền và không dấu. Trắc là những từ có dấu sắc, hỏi, ngã, nặng.  Ký hiệu Trắc là T, bằng là B.

Từ thứ hai của câu thứ nhất nếu là T, từ thứ bảy của câu thứ nhất là B, thì bài thơ là luật Trắc vần Bằng . Ngược lại, từ thứ hai của câu thứ nhất  là B, từ thứ bảy của câu thứ nhất là T, thì bài thơ là luật Bằng vần Trắc

Từ câu thứ hai đến câu thứ tám, tuân theo quy luật :

Nhất, tam , ngũ bất luận

Nhị, tứ, lục phân minh

Nghĩa là từ ở vị trí một, ba, năm không nhất thiết phải theo luật bằng trắc. Nhưng từ ở vị trí hai, bốn, sáu buộc phải theo luật cân đối bằng trắc ( Nếu từ ở giữa (số bốn) là Trắc thì hai từ ở vị trí số hai và sáu phải là Bằng (và ngược lại).

·            

Luật Đối Ngẫu

Trong tám câu của bài thơ thì câu thứ ba và câu thứ tư, câu thứ năm và câu thứ sáu  đối nhau cả về hình thức lẫn nội dung.



·                     Vần

Vần gieo ở cuối các câu một, hai, bốn, sáu, tám  thì buộc phải cùng âm với nhau, hoặc na ná giống nhau. Cuối các câu ba, năm, bảy thì có thanh ngược lại.

Thơ Đường có thể làm theo các loại :




Luật Trắc vần Bằng



Đơn cử một bài thơ luật Trắc vần Bằng của Bà Huyên Thanh Quan



QUA ĐÈO NGANG


Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

  T       T   B      B        T     T  B  

Cỏ cây chen đá lá chen hoa

B            T              B    B

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

B                T                 B    T

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

T              B               T     B

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

T             B              T      T

Thương nhà mỏi miệng cái da da

B           T                          B  B

Ngừng đây ngắm cảnh trời non nước

B              T                    B        T

Một mảnh tình riêng, ta với ta

T               B            T        B



Đối nhau về hình thức



Câu thứ ba và câu thứ tư

B B T T B B T

T T B B T T B

Câu thứ năm và câu thứ sáu

T T B B B T T

B B T T  T B B



Đối nhau về nội dung



Câu thứ ba và câu thứ tư

Lom khom đối với Lác đác, dưới núi đối với bên sông

Tiều vài chú đối với Chợ mấy nhà

Câu thứ năm và câu thứ sáu

Nhớ nước đối với Thương nhà, đau lòng đối với mỏi miệng

Con Quốc Quốc đối với Cái Gia Gia

ĐÈO NGANG



Luật Bằng vần Bằng



Ví dụ : Một bài thơ nổi tiếng của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến  


THU ĐIẾU  


Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

B   B    T      T    T      B      B  

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

     T                   B         T     B

Sóng biếc đưa làn hơi gợn tÍ


          T          B         T        T  

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

  B                T          B      B  

Tầng mây lơ lửng trời trong vắt

       B          T             B       T  

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

    T                B              T     B  

Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

   T           B           T       T

Cá đâu đớp động dưới chân bèo

   B            T               B      B



Đối nhau về hình thức

Câu thứ ba và câu thứ tư

T T B B B T T

T B T T T B B

Câu thứ năm và câu thứ sáu

B B B T B B T

T T B B T T B

Đối nhau về nội dung

Câu thứ  ba và câu thứ tư

Sóng biếc đối với Lá vàng; đưa làn đối với trước gió

Hơi gợn tí  đối với  khẽ đưa vèo

Câu thứ năm và câu thứ sáu

Từng mây đối với Ngõ trúc; lơ lửng đối với quanh co

Trời trong vắt đối với Khách vắng teo

Trong bố cục thơ Đường, hai câu đầu : Giới thiệu đề tài, bốn câu kế tiếp : triển khai nội dung, hai câu cuối : kết luận.



Thơ Đường Luật là một thể loại thơ khó làm và khó hay, bởi quy luật chặt chẽ về âm vận, ứng đối và bố cục một bài phải gói gọn trong tám câu. Thi sĩ nào dám chọn thể thơ này để làm là chấp nhận thử thách tài năng của mình, nếu thành công (sáng tác được một bài thơ hay) thì điều đó chứng tỏ được sự tài giỏi và tinh tế trong văn chương của họ.

(ST)
Về Đầu Trang Go down
https://bentinhyeu.forumvi.com
 
ĐƯỜNG LUẬT (THẤT NGÔN BÁT CÚ)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» LUẬT THÔNG VẬN TRONG THƠ
» THIÊN ĐƯỜNG ĐÃ MẤT
» Tiêu đề: Truyện ngắn tình yêu - Câu chuyện tình yêu: Vẫn con đường ấy
» Truyện ngắn tình yêu - Câu chuyện tình yêu: Vẫn con đường ấy
» Truyện ngắn tình yêu - Câu chuyện tình yêu: Vẫn con đường ấy

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bến Tình Yêu :: Vườn thơ Tình Yêu :: Luật Thơ-
Chuyển đến