Bến Tình Yêu
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Bến Tình Yêu

Nơi gặp gỡ giao lưu của những tâm hồn cô đơn trên bến tình yêu
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 LUẬT THÔNG VẬN TRONG THƠ

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 85
Join date : 30/09/2012

LUẬT THÔNG VẬN TRONG THƠ Empty
Bài gửiTiêu đề: LUẬT THÔNG VẬN TRONG THƠ   LUẬT THÔNG VẬN TRONG THƠ Icon_minitimeWed Dec 05, 2012 4:36 pm

LUẬT THÔNG VẬN TRONG THƠ

Văn là kim văn còn gọi là văn xuôi, chỉ có câu mà không có vần.
Thơ xuất xứ từ cổ văn, gọi là vận văn nghĩa là văn vần.
Từ định nghĩa này, minh thị rằng thơ là phải có vần, dù là bất cứ thể thơ gì đi nữa, như thơ tự do, thơ mới ...
Về vần thơ có hai luật:

1. Chính vận:

Là vần đúng, tức là tất cả các chữ mà theo luật phải vần với nhau thì những chữ đó đều phải cùng syllables với nhau.
Thí dụ:
- trường, sương, dương, thương, vương ...
- hồng, đông, sông, trông, chồng ...
- mướt, vượt, lướt, thướt, rượt ...
- biết, riết, liệt, biệt, thiệt ...

2. Thông vận:

Thông vận nghĩa là vần thông (hay thông vần cũng vậy). Vần thông là những chữ không cùng syllables với nhau, nhưng có giọng phát âm nghe na ná (tương tự) do nguồn gốc cùng một chữ nhưng vì bị đọc trại ra, được xếp vào bảng luật thông vận. Vì chữ bị đọc trại này thành ra nó có syllables khác, vì vậy những chữ tương tự cũng được chấp nhận theo luật.
Tại sao có sự chữ bị đọc trại ra như vậy ? Sau đây là sự giải thích và đó cũng là lịch sử của sự hình thành luật thông vận trong thơ.
Nền văn học nước ta và nước Tàu đã có từ lâu đời. Hai nước Tàu và Việt có cùng chung một nền văn học và cùng chung một thể chế chính trị là chế độ quân chủ trung ương tập quyền (gọi là quân chủ chuyên chế). Chế độ quân chủ có nhiều luật rất khắc khe, như mọi người đều phải cử (kiêng) tên của các ông vua, bà hoàng, thái tử, công chúa ... ở các địa phương còn phải cử tên các quan lớn nữa. Ai gọi nhằm tên đáng lẽ ra phải kiêng cử thì gọi là phạm húy, coi như có tội ngạo mạn.
Do đó mà luật đặt ra khi gặp những chữ nhằm tên vua, chúa etc ... thì phải đọc và nói trại ra, chữ viết cũng phải trại ra.
Luật này được áp dụng chặt chẽ trong các trường thi gọi là trường qui (trường qui là qui định nơi thi cử). Các sĩ tử phải thuộc, nếu ai làm bài dù hay cách mấy mà phạm húy cũng đều bị đánh rớt cả. Luật này rất nghiêm ngặt, nhiều sĩ tử vì không thuộc hết trường qui mà bị thi rớt oan uổng.
Những chữ phải cử rất nhiều. Lấy một số thí dụ sau đây:
Thí dụ vua Tự Đức tên là Hồng Nhậm nên gặp chữ nhậm phải đọc là Nhiệm. Vua Tự Đức còn có tên khác nữa là Thì, nên gặp chữ Thì phải đọc là Thời, vì vậy tên ông Ngô Thì Nhậm được đọc là Ngô Thời Nhiệm.
Hoặc hoàng tử Cảnh là con vua Gia Long tên Cảnh, nên gặp chữ Cảnh phải đọc là Kiểng. Vua Minh Mạng tên là Nguyễn Phúc Đảm, nên gặp chữ Đảm phải đọc là Đởm. Mẹ của vua Minh Mạng tên Nguyễn Thị Hoa, nên gặp chữ Hoa phải đọc là Huê. Chúa Nguyễn Hoàng là ông tổ đời thứ nhì của vua Gia Long, nên gặp chữ Hoàng phải đọc là Huỳnh. Ông Nguyễn Kim là thái tổ của vua Gia Long nên gặp chữ Kim phải viết là Câm. Hồng là tên của một bà vợ vua nên gặp chữ Hồng phải đọc là Hường. Tương tự như vậy, chữ Tòng đọc là Tùng, chữ Chu (tên của chúa Nguyễn Phúc Chu) đọc là Châu, vì vậy tên ông Ngô Tòng Chu đọc là Ngô Tùng Châu. Tương tự như vậy, Long=Luông, An=Yên, Hường=Huồng, Hoàn=Huờn, Quyền=Quờn, Quan= Quơn, Quí=Quới, Hán=Hớn (hảo hán=hảo hớn), Trường=Tràng, Nhân=Nhơn, Chân=Chơn, Nguyên (tên của chúa Nguyễn Phúc Nguyên) phải đọc là Nguơn, Duyên=Duơn, Đại=Đợi, Yến=Én, Dao=Diêu, Đào=Điều, Lương=Lang, Trương=Trang, Doanh=Dinh, Thành=Thiềng, Vĩnh=Vãng, Sinh=Sanh, Cang=Cương, Sơn=San, Đỉnh=Đảnh, Dũng=Dõng,Thịnh=Thạnh, Chính=Chánh etc ... nhiều vô số kể, không thể nào kể hết ra được.
Khi đi thi, các sĩ tử phải thuộc bảng trường qui này để nếu có gặp phải chữ phạm húy thì biết luật mà viết trại ra. Từ luật trường qui này mà các chữ không cùng giống syllables với vần chính (do đọc trại ra âm na ná) mà vẫn được công nhận là hợp vần theo luật.
Đại khái, xin liệt kê ra đây một số vần thông được chấp nhận là hợp vần theo luật thông vận trong khi làm thơ.

a. Vần thông của vần bằng:

Đơn âm:

o, ô, u : thông vần với nhau.
e, ê, i : thông vần với nhau.
ơ, ư : vần nhau.
a, ơ : vần nhau.
ai, ay, ây : vần nhau.
ai, oi, ôi, ơi, ươi, ui : thông nhau.
ao, eo, êu, iêu, iu, ưu : thông nhau.
am, ơm : thông nhau.
ăm, âm : thông nhau.
êm, im : thông nhau.
an, ơn : thông nhau.
ăn, ân, uân : thông nhau.

Phức âm:

en, in, iên, uyên : thông nhau.
on, ôn, uôn : thông nhau.
on, un : thông nhau.
ang, ương : thông nhau (thí dụ tràng thiên = trường thiên, bên đàng = bên đường, cầu Trường Tiền=cầu Tràng Tiền)).
ăng, âng , ưng : thông nhau.
ong, ông, ung : thông nhau.
uông, ương : thông nhau.
anh, ênh, inh, oanh, uynh : thông nhau.
etc ... (vần thông của vần bằng còn nữa).

b. Vần thông của vần trắc:

Đơn âm:

ói, ủi : thông nhau.
ĩa, uệ : thông nhau.
ọ, ủa : thông nhau.
é, ị : thông nhau.
ổ, ũ : thông nhau.

Phức âm:

áo, iễu : thông nhau.
út, uốt : thông nhau.
ật, ứt : thông nhau.
ật, ắt : thông nhau.
óng, úng : thông nhau.
ặn, ẩn : thông nhau.
ạm, ợm : thông nhau.
ấc, ực : thông nhau.
ác, ước : thông nhau.
ụi, ỗi : thông nhau.
uyệt, ịt : thông nhau.
ạc, ước : thông nhau.
ỗ, ữa : thông nhau.
etc ...

(ST)


Được sửa bởi Admin ngày Tue Apr 29, 2014 4:13 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://bentinhyeu.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 85
Join date : 30/09/2012

LUẬT THÔNG VẬN TRONG THƠ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: LUẬT THÔNG VẬN TRONG THƠ   LUẬT THÔNG VẬN TRONG THƠ Icon_minitimeMon Jan 23, 2017 4:37 am

Vần chính (chính vận) và vần thông (thông vận)
(Nguồn: By Trần Đại Nghĩa )

I. VẦN

Vần, nghĩa là những tiếng có cùng một ÂM HƯỞNG; hai tiếng có cùng giọng phát âm thì VẦN với nhau được... hai tiếng không VẦN với nhau thành ra LẠC VẬN, trái luật thơ.

Tuy hồn thơ, lời và ý đều quan trọng, nhưng nếu bài thơ không có VẦN thì không gọi là thơ. Cho dù là thơ MỚI (không chú trọng đến luật) cũng cần phải có VẦN thì bài thơ mới hạy.

Tiếng BẰNG vần với tiếng BẰNG, tiếng TRẮC vần với tiếng TRẮC... không có điều ngoại lệ.



1. VẦN CHÍNH



a. Vần chính của vần BẰNG:



A vần với A hoặc À, E vần với E

hoặc È, AN vần với AN

hoặc ÀN, INH vần với INH hoặc ÌNH



Một ví dụ cho vần chính của vần BẰNG:



Pháo nổ dồn, pháo nổ DỒN,

Pháo đang xâu xé tâm HỒN lẻ loi...



b. Vần chính của vần TRẮC:



- Á với Á, Ả, Ã, hoặc Ạ vần với nhau

- É với É, Ẻ, Ẽ, hoặc Ẹ vần với nhau



Một ví dụ cho vần chính của vần TRẮC:



Cứ mỗi độ chiều về bên SUỐI,

Anh trộm nhìn đắm ĐUỐI dáng hoa...



2. VẦN THÔNG



a. Vần thông của vần BẰNG:



Vần thông là những tiếng không có cùng một ÂM như các vần CHÍNH, nhưng có cùng một giọng PHÁT ÂM, có thể ăn vận với nhau được. Nếu không am hiểu vần THÔNG chúng ta rất dễ bị LẠC VẬN khi làm thơ. Vì thế khi muốm dùng vần thông, chúng ta cần phải hiểu rõ luật vần thông.VẦN THÔNG là những tiếng có sự vận động của môi và lưỡi rất giống nhau khi ta phát âm. Nên thuộc lòng những vần thông này, nếu không thì nên dùng chỉ vần chính mà thôi.



TÓM TẮT các VẦN THÔNG của vần BẰNG



- A và Ơ thông với nhau, Ơ và Ư thông với nhau (Nhưng A và Ư KHÔNG thông với nhau được)

- E, Ê và I thông với nhau

- O, Ô và U thông với nhau

- AI thông với AY, AI thông với tất cả các ÂM sau đây: OI, ÔI, ƠI, ƯƠI, UI. Tất cả những ÂM trên THÔNG với nhau, nhưng AY, tuy thông với AI mà không thông với các ÂM trên.

- AO thông với AU, AU thông với ÂU, nhưng AO không thông với ÂU

- AO thông với tất cả các âm sau: EO, ÊU, IÊU, IU, ƯU, nhưng AU và ÂU không thể thông với các ÂM trên.

- AM thông với ƠM

- ĂM thông với ÂM

- ÊM thông với IM và EM

- AN thông với ƠN

- ĂN thông với ÂN và UÂN

- EN, IN, IÊN, và UYÊN thông nhau

- ON, ÔN và UÔN hoặc UN thông nhau

- ANG và ƯƠNG thông nhau, ƯƠNG và UÔNG thông nhau, nhưng ANG không thông với UÔNG

- ĂNG, ÂNG, và ƯNG thông nhau

- ONG, ÔNG, và UNG thông nhau

- ANH, ÊNH và INH thông nhau



Lưu ý:

- ĂN và ĂNG, ÂN và ÂNG, hay UN và UNG, ON và ONG, ÔN và ÔNG vv... không thông nhau. Những chữ có "G" theo sau nhất định chỉ thông với những chữ có G theo sau.



b. Vần thông của vần TRẮC



Vần thông của vần TRẮC cũng dựa theo nguyên tắc như những vần thông của vần BẰNG



Vần thông có nguyên âm đứng cuối:



- É, Í, Ẻ, Ỉ, Ẽ, Ĩ, Ẹ, Ị thông với nhau. Cũng như vần BẰNG tất cả những âm I có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều có thể thông với những âm Y có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG, nhưng Y không thông được với E.

- Ổ, Ũ, Ó, hay Ộ, Ú, Ọ thông nhau

- Ọ và ỦA thông nhau (tất cả các âm O và UA có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều thông)

- ĨA và UỆ thông nhau

- ÁO, IỄU, ẢO, YẾU, ÉO, ỈU, ỮU và tất cả các đồng âm có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều vần được

- ÓI, ẢI, Ội, ỠI, ƯỢI, ÚI và các đồng âm có các dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều vần nhau được.



Vần thông có phụ âm đứng cuối:



- ẤC và ỰC thông nhau

- ẠM, ỢM, ÁM, ỞM thông nhau

- ẶN và ẨN hay UẨN thông nhau

- ÓNG và ÚNG thông nhau

- ẬT và ẮT thông nhau

- ẬT và ỨT thông nhau

- ÚT và UỐT thông nhau vv...



Tóm lại: vần thông của vần TRẮC không khác so với vần thông của vần BẰNG về ÂM, tuy nhiên ta cần hiểu rõ khác biệt giữa TRẮC và BẰNG.



II. GIEO VẦN



Sau đây là các điều cần nhớ trong cách GIEO VẦN:



1. A, Ă, Â rất thường được GHÉP với một phụ âm khác như C, M, N, P, T để tạo thành âm GHÉP như: AC, ĂC, ÂC... AM, ĂM, ÂM... AN, ĂN, ÂN... AP, ĂP, ÂP... AT, ẮT, ẤT vv... Những vần GHÉP nói trên CHỈ thông được với nhau khi có cùng một phụ âm đứng trước.



Ví dụ:



- BÁT thông được với BẮT hay BẤT, mà KHÔNG thông được với CẮT hay CẤT hoặc MẮT hay MẤT... tuy nhiên BÁT thông được CÁT hay MÁT vì chúng đều có âm GHÉP "AT" theo sau.

- TAM thông với TĂM hay TÂM, mà KHÔNG thông với CĂM hay CÂM, cũng KHÔNG thông được với TRĂM hay TRÂM... tuy nhiên TAM thông được với CAM, TRAM, vì chúng có cùng âm GHÉP "AM" theo sau.

- TAN thông với TĂN hay TÂN, mà KHÔNG thông với VĂN hay VÂN vv...



2. Khi có vần GHÉP bằng 2 hoặc 3 chữ nguyên âm với một phụ âm đứng cuối: IÊN, UYÊN, UÂN, UÔN, ta nên lấy 2 chữ cuối cùng làm VẬN CĂN, Có nghĩa là dựa theo hai chữ cuối cùng mà gieo vần...



Ví dụ:



- EN, IN, vần với YÊN hay UYÊN

- ÂN vần với UÂN

- ƠN vần với OAN

- ON vần với UÔN



3. Vần GHÉP bằng 2 hay 3 nguyên âm với 2 phụ âm



Thí dụ như chữ ƯƠNG... thì ta nên lấy 3 chữ cuối mà làm VẬN CĂN để GIEO VẦN. Cho nên: ƯƠNG vần với ANG, Cũng nên nhớ: ƯƠNG vần với UÔNG vì Ơ vần với Ô, nhưng UÔNG không vần với ANG vì Ô không vần với A.



4. Vần GHÉP bằng 2 hay 3 nguyên âm:



Khi có loại âm này thì ta nên theo âm điệu mà lấy 1 hay 2 chữ ấy mà làm VẬN CĂN.



Ví dụ:



- OA, OE, UÊ, UY... thì vận căn là A, E, Ê, Y; nên OA vần với A, OE vần với E, UÊ vần với Ê, UY vần với I hay Y.

- UÂY vần với ÂY

- IA, UYA, UA, ƯA... vận căn là I, Y, U, Ư, mà chữ A đứng cuối không ảnh hưởng chi cả

- I vần với IA

- A vần với IA trong chỉ một chữ GIA, không vần với IA bắt đầu bằng phụ âm khác, như TIA, KIA...

- Ư vần với ƯA

- Ô vần với UA vv...



5. Lưu ý:



- Hai tiếng đồng âm và đồng nghĩa thì không vần được với nhau!

- Hai tiếng đồng âm mà khác nghĩa thì vần được với nhau!



(Theo Hoàng Thứ Lang)



Ban Quản trị XƯỚNG HOẠ ĐƯỜNG THI
Về Đầu Trang Go down
https://bentinhyeu.forumvi.com
 
LUẬT THÔNG VẬN TRONG THƠ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ĐƯỜNG LUẬT (THẤT NGÔN BÁT CÚ)
» VẦN TRONG THƠ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bến Tình Yêu :: Vườn thơ Tình Yêu :: Luật Thơ-
Chuyển đến